"Làm đúng việc tốt hơn làm việc đúng".
Bài viết này là quan điểm cá nhân của tác giả Leo Babauta*
Mỗi sáng đi làm, bạn bắt đầu bằng việc check mail: cũ, mới đều có cả. Dường như email nào cũng thu hút sự chú ý của bạn. Giờ là mở Facebook (hay một số mạng xã hội khác), lại có hàng đống inbox chưa đọc. Thường chúng ta sẽ lướt qua một lượt rồi mới quyết định mình nên làm gì ngay lúc này.
Những biết bắt đầu từ đâu?
Việc đầu tiên thường là check mail quan trọng, nhưng được một lúc, dường như lại có việc gì đó "có vẻ" quan trọng hơn. Cứ thế, chúng ta quay cuồng trong một lô những công việc chẳng ra đâu vào đâu, cũng chẳng giải quyết được gì triệt để.
Bạn có chắc mình đã chọn đúng việc cần làm?
Hoặc, việc tôi tôi đang làm là sai hay đúng?
Tôi đã phải đối mặt với vấn đề này trong nhiều năm trời.
Mỗi khi ngồi xuống, bắt đầu viết lách (như bài viết này chẳng hạn), cái cảm giác "sợ làm sai việc" đó lại ập đến, nó dai dẳng và không rõ nguồn gốc, cứ lặp đi lặp lại. Nos khiến tôi dừng viết lách, quay ra check mail tiếp, hoặc kiểm tra tài khoản ngân hàng... Rồi lại đến một loạt mạng xã hội. Thật vô ích và tốn thời gian.
Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu xem nguồn gốc của sự lo âu, rồi tôi sẽ chỉ cho bạn cách đẩy đẩy lùi cảm giác khó chịu này.
Nguồn gốc của nỗi lo mang tên "Việc tôi đang làm là sai hay đúng?"
Vì sao nỗi lo này lại ập đến trước tiên, ngay khi chúng ta bắt tay vào công việc mình lựa chọn? Vì sao chúng ta không thể tự tin rằng đây chính xác là điều mình nên làm ngay lúc này? Như thế chẳng phải tốt hơn sao?
Hầu hết chúng ta, khi còn nhỏ, đều có ai đó bảo phải làm gì/nên làm gì. Khi được giao việc nhà, bài tập... Thì chúng ta biết đó là những thứ nên làm luôn và ngay. Dĩ nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng cảm thấy thoải mái khi bị giao nhiệm vụ, nhưng ai cũng hoàn toàn tin rằng mình “nên” làm những việc đó, vì người lớn quanh ta bảo thế.
Chúng ta lớn lên, mọi thứ dần trở nên kém rõ ràng hơn. Ta trở thành ông chủ của chính mình, dù trên lý thuyết. Còn thực tế thì, chúng ta hoàn toàn đủ năng lực lựa chọn giữa một mớ nhiệm vụ, dự án, và những phương tiện truyền thông. Đó là chưa kể những việc vặt hằng ngày như giặt giũ, nấu nướng, đưa đón bạn gái… Chúng ta ra quyết định suốt cả ngày mà không đợi ai bảo rằng lựa chọn đó là đúng hay sai.
Ta thấy những người xung quanh làm việc rất năng suất, và tưởng tượng, chắc hẳn họ phải vững lập trường và dứt khoát trong việc ra quyết định, luôn chắc là họ đang làm đúng nhiệm vụ cần làm.
Suy đoán đó hoàn toàn sai. Không ai có thể chắc chắn về lựa chọn của mình cả, không ai có thể được giải thoát khỏi nỗi lo âu này.
Nỗi lo âu bắt nguồn từ việc chúng ta luôn muốn mọi thứ thật hoàn hảo. Nếu bạn không thuộc nhóm người cầu toàn, ít nhất bạn cũng không muốn làm hỏng việc hiện tại của mình. Lý tưởng là thế này: Không làm project, không làm hỏng việc chung, hay tất cả những thứ nhỏ nhặt khác trong cuộc sống. Không ai muốn làm hỏng nhiều việc trong đời.
Động lực này hiển hiện trong từng khoảnh khắc, trong từng việc chúng ta làm. Nỗi âu lo này không rõ ràng và ít khi được chú ý. Chúng tồn tại không chỉ bởi như những thứ vớ vẩn bên lề, mà còn dưới dạng những âu lo dai dẳng hối thúc ta rằng: "chưa chắc đã đúng, làm tạm việc khác đi".
Nghe khá đáng sợ, tuy nhiên chúng ta có thể đánh bại nỗi lo này bằng cách nhận ra, đối mặt và kiên nhẫn với nó.
Các bước để đối mặt với nỗi lo "Việc tôi đang làm là sai hay đúng?"
Nhận biết nỗi âu lo: Chú ý vào nỗi lo mỗi khi bạn bắt tay vào làm một việc nào đó, hoặc khi bạn đang cân đo đâu là việc cần làm. Luôn ghi nhớ là nỗi lo âu luôn ẩn đâu đây, ở những chỗ mà tâm trí bạn không thể nhìn thấy. Đừng sợ hãi, đừng ghét bỏ nó, cũng đừng lo lắng về nó. Chỉ cần chú ý đến sự tồn tại của nó là được.
Chấp nhận nỗi lo như một người bạn: Hãy nhớ là nó luôn tồn tại, luôn đồng hành cùng bạn. Nó sẽ đi cùng bạn đến cuối đời. Nhưng bạn đừng sợ hãi, cũng đừng cố tiêu diệt nó. Thay vào đó, hãy ôm nỗi âu lo của mình vào lòng. Và chấp nhận nó đi.
Luôn chào đón nỗi lo âu khi làm việc quan trọng: Chọn một việc để làm. Bất cứ việc gì, miễn là bạn cảm thấy nó quan trọng đối với cuộc sống và công việc của bạn, miễn là bạn thấy nó có ích cho bản thân và người khác. Bạn có thể có thể làm nhiều việc, vì thế chỉ cần chọn nhanh một việc theo bản năng. Đừng lo, nó không cần phải là một “nhiệm vụ hoàn hảo”. Thay vào đó, hãy chú ý vào nỗi lo âu đang đeo bám. Lo lắng mỗi khi sắp có nhiệm vụ quan trọng cho thấy bạn là người có trách nhiệm.
Hãy cứ làm việc đang làm: Khi nỗi lo âu kéo đến, hãy chú ý đến nó, mỉm cười,… vẫn cứ làm việc đang làm. Bạn sẽ ổn thôi. Thực sự cảm giác này rất tuyệt, giống như niềm tự hào và thỏa mãn đã chiến thắng bản thân vậy.
Theo Zenhabits
Bài viết này là quan điểm cá nhân của tác giả Leo Babauta*
Mỗi sáng đi làm, bạn bắt đầu bằng việc check mail: cũ, mới đều có cả. Dường như email nào cũng thu hút sự chú ý của bạn. Giờ là mở Facebook (hay một số mạng xã hội khác), lại có hàng đống inbox chưa đọc. Thường chúng ta sẽ lướt qua một lượt rồi mới quyết định mình nên làm gì ngay lúc này.
Những biết bắt đầu từ đâu?
Việc đầu tiên thường là check mail quan trọng, nhưng được một lúc, dường như lại có việc gì đó "có vẻ" quan trọng hơn. Cứ thế, chúng ta quay cuồng trong một lô những công việc chẳng ra đâu vào đâu, cũng chẳng giải quyết được gì triệt để.
Bạn có chắc mình đã chọn đúng việc cần làm?
Hoặc, việc tôi tôi đang làm là sai hay đúng?
Tôi đã phải đối mặt với vấn đề này trong nhiều năm trời.
Mỗi khi ngồi xuống, bắt đầu viết lách (như bài viết này chẳng hạn), cái cảm giác "sợ làm sai việc" đó lại ập đến, nó dai dẳng và không rõ nguồn gốc, cứ lặp đi lặp lại. Nos khiến tôi dừng viết lách, quay ra check mail tiếp, hoặc kiểm tra tài khoản ngân hàng... Rồi lại đến một loạt mạng xã hội. Thật vô ích và tốn thời gian.
Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu xem nguồn gốc của sự lo âu, rồi tôi sẽ chỉ cho bạn cách đẩy đẩy lùi cảm giác khó chịu này.
Nguồn gốc của nỗi lo mang tên "Việc tôi đang làm là sai hay đúng?"
Vì sao nỗi lo này lại ập đến trước tiên, ngay khi chúng ta bắt tay vào công việc mình lựa chọn? Vì sao chúng ta không thể tự tin rằng đây chính xác là điều mình nên làm ngay lúc này? Như thế chẳng phải tốt hơn sao?
Hầu hết chúng ta, khi còn nhỏ, đều có ai đó bảo phải làm gì/nên làm gì. Khi được giao việc nhà, bài tập... Thì chúng ta biết đó là những thứ nên làm luôn và ngay. Dĩ nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng cảm thấy thoải mái khi bị giao nhiệm vụ, nhưng ai cũng hoàn toàn tin rằng mình “nên” làm những việc đó, vì người lớn quanh ta bảo thế.
Chúng ta lớn lên, mọi thứ dần trở nên kém rõ ràng hơn. Ta trở thành ông chủ của chính mình, dù trên lý thuyết. Còn thực tế thì, chúng ta hoàn toàn đủ năng lực lựa chọn giữa một mớ nhiệm vụ, dự án, và những phương tiện truyền thông. Đó là chưa kể những việc vặt hằng ngày như giặt giũ, nấu nướng, đưa đón bạn gái… Chúng ta ra quyết định suốt cả ngày mà không đợi ai bảo rằng lựa chọn đó là đúng hay sai.
Ta thấy những người xung quanh làm việc rất năng suất, và tưởng tượng, chắc hẳn họ phải vững lập trường và dứt khoát trong việc ra quyết định, luôn chắc là họ đang làm đúng nhiệm vụ cần làm.
Suy đoán đó hoàn toàn sai. Không ai có thể chắc chắn về lựa chọn của mình cả, không ai có thể được giải thoát khỏi nỗi lo âu này.
Nỗi lo âu bắt nguồn từ việc chúng ta luôn muốn mọi thứ thật hoàn hảo. Nếu bạn không thuộc nhóm người cầu toàn, ít nhất bạn cũng không muốn làm hỏng việc hiện tại của mình. Lý tưởng là thế này: Không làm project, không làm hỏng việc chung, hay tất cả những thứ nhỏ nhặt khác trong cuộc sống. Không ai muốn làm hỏng nhiều việc trong đời.
Động lực này hiển hiện trong từng khoảnh khắc, trong từng việc chúng ta làm. Nỗi âu lo này không rõ ràng và ít khi được chú ý. Chúng tồn tại không chỉ bởi như những thứ vớ vẩn bên lề, mà còn dưới dạng những âu lo dai dẳng hối thúc ta rằng: "chưa chắc đã đúng, làm tạm việc khác đi".
Nghe khá đáng sợ, tuy nhiên chúng ta có thể đánh bại nỗi lo này bằng cách nhận ra, đối mặt và kiên nhẫn với nó.
Các bước để đối mặt với nỗi lo "Việc tôi đang làm là sai hay đúng?"
Nhận biết nỗi âu lo: Chú ý vào nỗi lo mỗi khi bạn bắt tay vào làm một việc nào đó, hoặc khi bạn đang cân đo đâu là việc cần làm. Luôn ghi nhớ là nỗi lo âu luôn ẩn đâu đây, ở những chỗ mà tâm trí bạn không thể nhìn thấy. Đừng sợ hãi, đừng ghét bỏ nó, cũng đừng lo lắng về nó. Chỉ cần chú ý đến sự tồn tại của nó là được.
Chấp nhận nỗi lo như một người bạn: Hãy nhớ là nó luôn tồn tại, luôn đồng hành cùng bạn. Nó sẽ đi cùng bạn đến cuối đời. Nhưng bạn đừng sợ hãi, cũng đừng cố tiêu diệt nó. Thay vào đó, hãy ôm nỗi âu lo của mình vào lòng. Và chấp nhận nó đi.
Luôn chào đón nỗi lo âu khi làm việc quan trọng: Chọn một việc để làm. Bất cứ việc gì, miễn là bạn cảm thấy nó quan trọng đối với cuộc sống và công việc của bạn, miễn là bạn thấy nó có ích cho bản thân và người khác. Bạn có thể có thể làm nhiều việc, vì thế chỉ cần chọn nhanh một việc theo bản năng. Đừng lo, nó không cần phải là một “nhiệm vụ hoàn hảo”. Thay vào đó, hãy chú ý vào nỗi lo âu đang đeo bám. Lo lắng mỗi khi sắp có nhiệm vụ quan trọng cho thấy bạn là người có trách nhiệm.
Hãy cứ làm việc đang làm: Khi nỗi lo âu kéo đến, hãy chú ý đến nó, mỉm cười,… vẫn cứ làm việc đang làm. Bạn sẽ ổn thôi. Thực sự cảm giác này rất tuyệt, giống như niềm tự hào và thỏa mãn đã chiến thắng bản thân vậy.
Theo Zenhabits
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét